Monday, April 1, 2013

TRÒ CHƠI SINH HOẠT VÒNG TRÒN TRÒ CHƠI PHẢN XẠ


TRÒ CHƠI SINH HOẠT VÒNG TRÒN
TRÒ CHƠI PHẢN XẠ


1. Con Thỏ Ăn Cỏ
       - NĐK: (hô) con thỏ
       - NC: (lập lại) con thỏ         
       - NĐK: (hô) ăn cỏ
         NC : (lập lại) ăn cỏ và chụm các ngón tay phải để vào lòng bàn tay trái
       - NĐK: (hô) uống nước
         NC : (lập lại) uống nước và chụm các ngón tay phải để vô miệng
       - NĐK: (hô)vô hang
       -  NC : (lập lại) vô hang và chụm các ngón tay phải để vô lỗ tai
* Lưu ý: NC chỉ làm theo những gì NĐK hô. Ai sai bị phạt.
2. Trời – Đất – Nước
Người Điều Khiển chỉ từng người hô:
- NĐK: trời           -NC: nói một loài vật bay trên trời (con cò)
- NĐK:  Đất          -NC: nói một loài vật sống trên đất (con heo)
- NĐK: Nước        -NC: nói một loài vật sống dưới nước (cá rô)
* Lưu ý: Ai nói một loài vật không rõ, nói sai hoặc lập lại cái đã nói rồi thì bị phạt.
3. Sống – Chết, Thiên Đàng – Hỏa Ngục
(Tất cả đứng vòng tròn)
- NĐK: (hô) Sống         -TC: Chạy tại chỗ
- NĐK: Chết                  -TC: Đứng nghiêm
- NĐK: Thiên đàng       -TC: Giơ hai tay lên trời
- NĐK: Hỏa ngục          -TC: Ngồi xuống
*Lưu ý: NC chỉ làm theo những gì NĐK hô. Ai sai bị phạt.
4. Cây Mấy Đầu
NĐK chỉ từng người hỏi:
- NĐK: Một cây mấy đầu?          NC: (nói) 2 đầu
- NĐK: Nửa cây mấy đầu ?         NC: 2 đầu
- NĐK: Một cây rưỡi ?                 NC: 4 đầu
* Lưu ý: Cứ thế tiếp tục hỏi bất cứ mấy cây cũng được (vì một cây cũng 2 đầu, nửa cây cũng 2 đầu), do đó một cây rưỡi cũng bốn đầu.
5. Chào Binh – Chào Bô
- NĐK: (hát hoặc đọc) chào binh, chào bô, chào tăng gô, chào nam mô, em chào cụ đồ chúng em xin chào cô và sau hết xin chào sạc lô.
- NĐK: (hô) chào binh        NC: tay phải đưa lên trán, lòng bàn tay úp xuống, chào theo kiểu nhà binh
- NĐK: Chào bô                  NC: Hai tay chắp trước ngực
- NĐK: Chào tăng gô          NC: Hai tay đàn gui ta
- NĐK: chào nam mô        NC: hai tay chắp lại đặt trước ngực và cúi đầu
- NĐK: Chào cụ đồ            NC: Khoanh hai tay cúi đầu
- NĐK: Chào cô                 NC: Hai tay đưa ra trước vòng xuống dưới, nhún một cái
- NĐK: Chào sạc-lô             NC: Nắm hai ống quần nhún một cái
* Lưu ý: NĐK: hô bất cứ chào làm sao ? Thì người chơi phải làm theo lời NĐK chứ không được làm theo cử điệu.
6. Bằng – Ah
NĐK chỉ từng người và hô:
     - NĐK: (hô) Bằng (hai tay chắp lại chĩa vào NC)
       NC    : (hô) Ah (đưa hai tay lên trời)
     - NĐK: (hô) Ah (đưa hai tay lên trời)
       NC: (hô) Bằng (hai tay chắp lại chĩa vào NĐK)
* Lưu ý: NĐK hô bằng thì NC hô Ah và ngược lại.Và NĐK nên nói nhanh để đánh lừa NC.
7. Súng – Sói – Người
* Nguyên tắc : Súng bắn sói
                      Sói cắn người
                      Người điều khiển được súng
+ Súng : 2 tay chắp chĩa vào người kia.
+ Sói : 2 tay giơ lên hai lỗ tai xòe ra
+ Người : đứng nghiêm xuôi tay.
NĐK chỉ vào người chơi và làm những động tác:
- NĐK: làm động tác súng     NC: phải làm động tác người
- NĐK: làm động tác sói        NC: phải làm động tác súng
- NĐK: làm động tác người    NC: phải làm động tác sói
* Lưu ý: NC phải thắng NĐK ai thua bị phạt
8. Chưởng – Chỉ – Chỏ – Chảo
+ Chưởng: Tay đẩy về phía trước
+ Chỉ: Chỉ ngón trỏ về phía trước
+ Chỏ: Làm động tác đánh chỏ
+ Chảo: Đưa tay phải ra trước, lòng bàn tay úp xuống rồi đánh hất ngửa lòng bàn tay lên.
NĐK hô:
- NĐK: Chưởng,rồi làm động tác chưởng - TC: Lập lại và làm động tác chưởng
- NĐK: Chỉ,rồi làm động tác chỉ - TC: Lập lại và làm động tác chỉ
- NĐK: Chỏ,rồi làm động tác chỏ - TC: Lập lại và làm động tác chỏ
- NĐK: Chảo,rồi làm động tác chảo - TC: Lập lại và làm động tác chảo
* Lưu ý: NĐK có thể hô một đàng làm một nẻo, còn TC chỉ làm theo NĐK hô chứ đừng làm theo cử điệu
9. Ai Là Vua
NĐK chỉ từng người và nói:
- NĐK:  Ai là vua ?
- NC : Ta là vua (giơ 2 tay lên)và hai người bên cạnh người được chỉ nói: Tâu bệ hạ (chắp tay cúi phục người xuống)
* Lưu ý: Người tâu phải cúi thấp hơn vua ai sai bị phạt.
10. Cõng Mẹ – Đánh Cọp
- NĐK: (hô) Cõng mẹ              NC: Đưa trỏ ra trước
- NĐK: Đánh cọp                    NC: Tay phải đẩy về trước
- NĐK: Đánh mẹ                      NC: Đứng im
- NĐK: Cõng cọp                    NC: Đứng im
* Lưu ý: Khi NĐK hô: đánh mẹ và cõng cọp, NC không được làm động tác nào, ai sai bị phạt.
11. Cua – Cò – Cá
- NĐK: (hô) Cua     NC: Đưa tay phải ra trước-úp bàn tay xuống
- NĐK: Cò              NC: Đưa tay phải lên cong như cổ cò
- NĐK: Cá              NC: Úp hai bàn tay lại
* Lưu ý: Làm theo lời nói của NĐK
12. Lò – Cò – Bò – Giò – Sò
- NĐK: Con bò  - TC: Giơ 2 tay lên đầu làm sừng
- NĐK: Bếp lò   - TC: 2 tay om vòng trước ngực
- NĐK: Xe bò    -TC: 2 tay quay tròn trước ngực
- NĐK: Cái giò  -TC: Co chân phải đưa ra phía trước
- NĐK: Vỏ Sò   -TC: 2 bàn tay chụm lại với nhau làm như vỏ sò
* Lưu ý: Làm theo lời nói của NĐK chứ không làm theo động tác.
13. Ba – Má – Tôi
                        - Ba : Để tay lên đầu
                        - Má : Để 2 tay lên má
                        - Tôi : Khoanh tay chéo trước ngực
* Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
14. Công – Thưởng, Tội – Phạt
            + Công : Giang 2 tay ngang vai
            + Thưởng: Đưa 2 tay lên trời
            + Tội : Đứng im
            + Phạt : Ngồi xuống
* Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
15. Dài – Ngắn; Cao – Thấp
            + Dài : Giang 2 tay ra
            + Ngắn : Chấp hai tay phía trước
            + Cao : Tay phải giơ lên cao, tay trái xuôi xuống
            + Thấp : Úp 2 bàn tay phía trước
* Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
16. Nhập – Chế Biến – Xuất Khẩu
            + Nhập : Đưa 2 tay lên miệng
            + Chế biến: 2 tay úp vào bụng
            + Xuất khẩu: 2 tay xuôi sau đít
* Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
17. Huế – Saigòn – Hà Nội
            + Huế : Đứng nghiêm
            + Sài gòn: Ngồi xuống
            + Hà Nội: Giơ 2 tay lên đứng thẳng
* Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
18. Chơi – Học – Cầu Nguyện
            + Chơi : Chạy tại chỗ
            + Học : Giơ 2 tay ra trước như cầm cuốn tập
            + Cầu nguyện: Chắp hai tay lại để trước ngực, mắt ngước lên trời như đang cầu nguyện
* Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
19. Xuân – Hạ – Thu – Đông
            + NĐK: Xuân -TC: (hô) Vui rồi cười vui tươi
            + NĐK:Hạ       -TC: (hô) Nực rồi lấy tay quạt quạt
            + NĐK:Thu      -TC: (hô) Buồn rồi để tay phải áp má
            + NĐK: Đông -TC: (hô) Lạnh rồi 2 tay chéo ngực rung rung
20. Rừng – Sông – Núi
        + NĐK hô: - TC hô: Rừng : băng và làm động tác chạy tại chỗ
        + NĐK hô: Sông  - TC hô: lội và cúi xuống làm động tác xắn hai ống quần lên
        + NĐK hô: Núi    - TC hô: Trèo và làm động tác như đang leo núi
* Lưu ý: NĐK hô và làm cử điệu để TC cùng làm theo, nhưng có thể hô một đàng, làm một nẻo; còn TC chỉ làm theo lời NĐK hô.
21. Trăng – Mây – Gió – Mưa
            + Trăng : Sáng
            + Mây   : Bay
            + Gió    : Thổi
            + Mưa   : Rơi
* Lưu ý: NĐK hô trăng thì NC hô sáng và ngược lại NĐK hô sáng thì NC hô trăng, ai nói sai thì bị phạt
22. Nú - Ní - Ná
            + Nu nú : Chỉ vào lỗ mũi
            + Ni ní : Chỉ vào lỗ tai
            + Na ná : Chỉ vào cằm
* Lưu ý: NĐK hô động tác nào thì TC phải chỉ đúng động tác ấy vào cơ thể mình. Còn NĐK nói một đàng nhưng làm một nẻo.
23. Trán – Cằm – Tai
- NĐK: (hát hoặc đọc) Trán cằm tai, trán cằm tai, chán tai tai cằm tai, chán tai tai cằm tai.
* Lưu ý: NĐK:đọc hoặc hát tới đâu thì người chơi phải chỉ vào cơ thể mình cho đúng lời (trán cằm tai) tốc độ từ chậm đến nhanh. Ai sai  bị phạt. Có thể chế biến : gối đầu mông …
24. Kẹo – Bánh – Mứt
- NĐK: hô kẹo hoặc bánh mứt và chỉ một người, người này phải nói 1 loại kẹo hoặc bánh hoặc mứt mình biết. Vd : NĐK hô : kẹo – NC: kẹo chanh
* Lưu ý : Ai không nói nhanh hoặc trùng với người trước thì bị phạt
25. Bắn Chim
- NĐK chỉ một người và bắn : bằng, người này té xuống (ngồi xuống). Hai người hai bên xòe cánh bay đi (giang hai tay)
* Lưu ý: Ai không phản ứng nhanh bị phạt
26. Tai Thỏ
- NĐK (Chỉ một người và bắn : bằng, người này la ái một cái. Hai người hai bên, một người đưa bàn tay phải và một người đưa bàn tay trái kề sát người bị bắn làm “tai thỏ”
* Lưu ý: Ai không phản ứng nhanh hoặc đưa lộn tay bị phạt
27. Nói Ngược – Làm Ngược
- NĐK chỉ bộ phận trên cơ thể mình và nói bộ phận khác
  NC phải chỉ bộ phận khác đó và nói bộ phận mà NĐK đã chỉ.
Ví dụ : NĐK chỉ đầu và nói đây là cái chân
             NC phải chỉ chân và nói đây là cái đầu.
* Lưu ý: Ai không phản ứng nhanh, chỉ sai hoặc nói sai bị phạt
28. Có – Không
- NĐK hỏi NC một cái gì đó của anh ta
- NC, nếu có vật đó thì  nói không nhưng phải gật đầu.
Còn nếu NC không có vật đó thì phải nói có nhưng lắc đầu.
* Lưu ý: Ai nói không mà lắc đầu hoặc nói có mà gật đầu thì bị phạt.
29. Đánh Trống Lảng
NĐK hỏi NC một chuyện gì đó. Người này không được trả lời câu hỏi đó nhưng nói lảng qua một câu chuyện khác.
Ví dụ : NĐK : Hôm qua anh ở đâu ?
            NC  : Hôm nay trời đẹp quá !
* Lưu ý: Ai trả lời ngập ngừng thì bị phạt.
30. Thợ Săn – Hổ – Tiều Phu
            Nguyên tắc : Thợ săn bắn hổ
                                Hổ vồ tiều phu
                               Tiều phu búa thợ săn
     . Thợ săn : 2 tay làm súng chĩa
     . Hổ         : 2 tay vồ người
     . Tiều phu: 2 tay nắm lại thành búa
* Lưu ý: NĐK làm động tác nào thì Nc phải làm động tác khác để thắng NĐK. Ai sai bị phạt.
31. Đùng – Chéo – Ah
            Nguyên tắc :  Đùng thắng chéo
                                Chéo thắng Ah
                                Ah thắng đùng
     . Đùng : 2 tay bắn lên cao
     . Chéo : vòng tay từ phải qua trái tròn
     . Ah     : Giựt mình ngã ra sau
* Lưu ý: NĐK làm một động tác thì NC phải làm động tác khác để thắng NĐK
32. Thuyền Chở Gì ?
Ngồi hay đứng thành vòng tròn, NĐK chỉ một người và hỏi với tên người đó:
NĐK hỏi NC : Thuyền Hằng chở gì ? khi đó người được hỏi có tên Hằng trả lời: Ví dụ:Thuyền Hằng chở hẹ, rồi tiếp theo, người đó sẽ hỏi một người khác. Ví dụ: Thuyền Huy chở gì? Cứ như thế, người được hỏi phải trả lời chở một vật hay loài vật có tên mà chữ cái đầu giống với chữ cái đầu của tên mình.
Ví dụ: Hằng – hẹ; Huy – huệ; Anh – ảnh ….
* Lưu ý: Ai không phản ứng nhanh hoặc chở cái gì mà không có ý nghĩa hay chữ cái đầu không hợp với tên mình thì bị phạt.
33. Đếm Sao
- NĐK (hát hoặc đọc) : một ông sao sáng, hai ông sáng sao, tôi đố anh chị nào một hơi đếm hết từ một ông sao sáng đến mười ông sáng sao.
- NC : (Đếm từ 1 đến 10 một hơi) 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao…
* Lưu ý: Ai đếm chậm hoặc sai bị phạt
* Biến chế thêm : 1 ly chanh đá, 2 ly đá chanh
                           1 ly chanh muối, 2 ly muối chanh
                           1 cây kem chuối, 2 cây chuối kem
                           1 ly nước dừa, 2 ly dừa nước
                           1 tô canh cá, 2 tô cá canh
                           1 cây sụ đọt, 2 cây đọt sú.
34. Soi Gương
- NĐK đến trước NC làm bất cứ động tác gì NC phải làm theo y hệt như soi trong gương (nếu sai bị phạt).
35. Nói Ngược – Nói Xuôi
       (Vòng tròn, chia làm 2 phe bằng nhau).
        * NĐK chọn ra những cặp từ đối lặp.
* Ví dụ : - Chúa - Con              - Vua - Tôi
              - Thầy - Con              - Mẹ  - Con
              - Cha  - Con              - Anh - Em.
* Nói về thức ăn hoặc nước uống :  - Mắm - Bún
                                                    - Chanh - Đá
* Nói về thú vật : - Chó - Mèo
                          - Gà  - Vịt
                          - Trâu - Bò
. Cách thực hiện :
- NĐK cho NC lặp lại những cặp từ trên cho thuộc, rồi chỉ vào nhóm 1 và nói : Chúa – Con.
+ Nhóm 1 : Chúa với con là Chúa Chúa Chúa.
+ Nhóm 2 : nói ngược lại Con với Chúa là con con con.
- NĐK: Chỉ bất cứ nhóm nào và nói trước một cặp từ đối lặp bất kỳ. Từ đó nhóm ấy sẽ bắt đầu như trên.
* Chế tài : Nhóm nào hô không đều, hoặc lộn sẽ bị chết.
36. Lý, Lắc, Lặc
- NĐK : Lý                  Tc : Lý (gật đầu)
- NĐK : Lắc                Tc : Lắc (lắc đầu)
- NĐK : Lặc                Tc : Lặc (Bật ngửa đầu ra sau).
* Lưu ý : NĐK làm một kiểu, nói một kiểu. Ai sai bị phạt
37. Chưa Yêu, Yêu, Đang Yêu, Hiến Dâng
- NĐK : Chưa yêu +TC : Lặp lại (bàn tay phải đặt nơi má phải, đầu nghiêng về bên phải)
- NĐK : Yêu         + TC : Yêu (Đặt bàn tay phải lên môi)
- NĐK : Đang yêu + TC: Đang yêu (Đặt tay phải lên ngực)
- NĐK: Hiến dâng  + TC: Hiến dâng (Ngửa 2 bàn tay từ trong ra hai bên).
38. Hôn – Hít – Hỉnh
- NĐK : Hôn                + TC : Chu miệng
- NĐK : Hít                  + TC : Hít vào kêu có tiếng
- NĐK : Hỉnh               + TC : Hỉnh mũi lên
*Lưu ý: Ai sai bị phạt.
39. Thăng – Giáng – Bình
- NĐK : Thăng            + TC : lặp lại (2 tay đưa lên cao)
- NĐK : Giáng             + TC : lặp lại (2 tay đưa xuống thấp)
- NĐK : Bình              + TC : lặp lại (2 tay đưa ngang ngực)
* Lưu ý : NĐK hô một đàng làm một nẻo. Ai sai bị phạt.
40. Trái – Phải ; Trước – Sau
* Tất cả phải thực hiện động tác trái ngược với các mệnh lệnh của NĐK.
- NĐK : Hô bên trái               + TC : Nhảy sang bên phải
- NĐK : Hô bên phải             + TC : Nhảy sang bên
- NĐK : Hô đằng trước          + TC : Nhảy lùi về sau.
- NĐK : Hô đằng trước          + TC : Nhảy lùi về sau.
- NĐK : Hô đằng sau             + TC : Nhảy lên phía trước.
41. Chữ A, O, U, I, E
NĐK : A : 2 tay để lên đầu tạo hình tam giác.
          O : 2 tay vòng cung tròn trên đầu
          U : 2 tay vung ngang vai tạo thành chữ u
          I  : tay phải giơ lên cao
          E : tay phải co chống vào hông phải tạo thành chữ e.
TC : cùng hát bài “Ta hát to hát nhỏ… “ đến câu cuối : ô, ố, ồ
NĐK : giơ hiệu chữ nào thì TC cùng hát chữ đó. Thí dụ : NĐK giơ chữ A, thì cùng hát A, Á , A, À…
* Tương tự các chữ khác cũng thế NĐK đổi chữ là đổi lời hát.
42. Bà Ba  Đi Chợ
NĐK : Bà ba đi chợ
- đụng phải con cá bà đi bà đá
- đụng phải con cò bà nhảy cò cò.
- đụng dòng nước chảy bà đi bà nhảy
- đụng phải cái chum bà đi lum khum
- đụng phải con bò bà đi lò cò              
* Lưu ý: TC nói và làm theo lời nói và cử điệu NĐK; NĐK có thể đổi “Bà Ba đi chợ” thành “Mẹ tôi đi chợ”, và chế biến thêm sao cho những câu nói càng dí dỏm càng hay.
43. Hãy Làm Theo Tôi
            -NĐK: Này bạn ơi hãy làm theo tôi
            -TC: Này bạn ơi hãy làm theo tôi
            -NĐK: Cười cái coi là cười cái coi
            -TC: Cười cái coi là cười cái coi
            -NĐK: Vui quá trời là vui quá trời
            -TC: Vui quá trời là vui quá trời
            -NĐK: Đừng có làm sai
            -TC: Đừng có làm sai
            -NĐK: Có khó chi mô bạn ơi
            -TC: Có khó chi mô bạn ơi
* Tương tự : - Gãi cái đầu - chí quá trời
                    - Đấm cái lưng  -  nhức quá trời.
                    - Chạy cái coi -  Trễ quátrời.
                    - Ngồi xuống đây  -  Mệt quá trời.
                    - Khóc  cái coi -  Buồn quá trời.
                    - Cúi cái lưng  -  Mỏi quá trời.
                    - Quỳ xuống đây   -  ê quá trời.
                    - Nằm xuống đây  - buồn ngủ quá trời..
* Lưu ý: TC  làm theo lời nói và cử điệu NĐK.
44. Quay Sang Bên Mặt
Tất cả hát bài hát “ Quay sang bên mặt, nhìn về bên trái . Nếu thấy có ai… “ Lúc đó NĐK sẽ hô :
            - Không cười thì nhéo   -  Không quì thì ngắt
            - Không khóc thì đánh   -  Không bò thì thụi
            - Không ngồi thì đá        -  Không nằm thì nhéo
            - Không đứng thì đạp.
* TC : Làm cử điệu theo câu nói của NĐK
45. Nhà Nông.
NĐK : Nhà nông vác cuốc ra đồng  -  cuốc 1 cái  -  xới đất lên
            Mưa rơi  -  ướt cả ruộng đồng  - gieo hạt  -  hạt nẩy      mầm 1 lá  -  2 lá,  1 nụ  -  2 nụ  - nụ nở thành hoa  - gió thổi – hoa lung linh trước gió  -  hoa phất phơ trước gió  -  hoa héo  -  hoa tàn.
* Lưu ý: NĐK vừa nói vừa làm cử điệu theo ý nghĩa của câu nói; tất cả người chơi lặp lại lời nói và làm theo cử điệu của NĐK
46. Đá Banh
- NĐK : Đá banh         + tc : nhảy tại chỗ
- NĐK : Lừa banh       + tc : dang chân trái sang trái, rồi rút về
- NĐK : Qua phải        + tc : giạng chân phải sang phải, rút về
- NĐK : Sút                + tc : Đá thẳng chân phải về phía trước
- NĐK : Dô                 + tc : Co tay phải lên
- NĐK : Không dô       + tc : giơ thẳng tay ra trước mặt.
* NĐK có thể chế thêm : Đội đầu, nhảy lên đánh đầu, chụp… (người chơi nói và làm theo NĐK).
. Biến chế :
- NĐK : Hồng Sơn                   + tc : Hồng Sơn
- NĐK : Dẫn banh                    + tc : Dẫn banh (chạy tại chỗ)
- NĐK : Qua phải                     + tc : Qua phải (chạy sang phải)
- NĐK : Sang trái                     + tc : Sang trái (chạy sang trái)
- NĐK : Chuẩn bị                     + tc : Chuẩn bị (co chân phải)
- NĐK : Sút                             + tc : : Sút (sút chân fải trước)
* Lưu ý : Có thể gọi tên bất cứ cầu thủ nào. Mỗi lần lặp lại nên thay tên cầu thủ),
- NĐK có thể thêm : Dẫn banh (chạy tại chỗ)
- Chuyền cho Huỳnh Đức ( Đá chân phải sang trái)
- Hoặc đánh đầu (Nhảy lên gật đầu)
- Mất banh (Đứng yên).
47. Chào Model
- NĐK : Nam Việt Nam chào Nữ Việt Nam.
- tc       : 2 tay nắm để trước ngực chào.
- NĐK : Nữ Việt Nam chào Nam Việt Nam
- tc       : tay phải đưa lên mà làm duyên
- NĐK : Nam Việt Nam chào Nữ ngoại quốc.
- tc       : Bàn tay phải đạt trên ngực cúi đầu.
- NĐK : Nữ ngoại quốc chào Nam Việt Nam
- tc       : 2 tay nắm 2 vạt áo nhún xòe chân.
- NĐK : Nam ngoại quốc chào Nữ Việt Nam.
- tc       : Tay phải đưa ra như mời.
- NĐK : Nữ Việt Nam chào nam ngoại quốc.
- tc       : Tay trái đưa lên mà làm duyên.
48. Cô Ca Cô La
( chia 4 nhóm bằng nhau)
            - Nhóm I  : Gọi là Cô.
            - Nhóm 2  : Gọi là Ca.
            - Nhóm 3  : Gọi là Cô
            - Nhóm 4  : Gọi là La.
* NĐK : Chỉ từng nhóm, nhóm nào được chỉ phải hô to tên của nhóm mình. 
49. Cóc Cần
(chia làm 4 nhóm)
            - Nhóm 1  : Đặt tên là Ông
            - Nhóm 2  : Đặt tên là Cóc
            - Nhóm 3  : Đặt tên là Cần
            - Nhóm 4  : Đặt tên là Bà.
* NĐK chỉ theo từng nhóm, nhóm nào được chỉ phải hô to tên của nhóm mình.
50. Đồng Hồ Báo Thức
(chia làm ba nhóm)
            - Nhóm 1  : KÍNH KENG
            - Nhóm 2  : CÒNG CÒNG
            - Nhóm 3  : BONG BONG
* NĐK đứng giữa chỉ từng nhóm. m được chỉ phải hô to tên của nhóm mình.
51. Pháo Nổ
* NĐK đứng giữa vòng tròn ra hiệu cho tất cả chuẩn bị nổ (vỗ tay).
   NĐK giơ tay thấp, tất cả vỗ nhẹ. Giơ càng cao vỗ càng mạnh.
   NĐK phất tay phải, tất cả kêu “Đùng”. Phất tay trái kêu “Đoành”.
   NĐK phất 2 tay tất cả kêu “Đùng Đoành”.
52. Ba Thế Hệ Gà
(chia thành 3 nhóm bằng nhau)
            - Nhóm 1  : Gà mẹ (kêu : cục ta, cục tác)
            - Nhóm 2  : Gà trống (kêu ò ó o…)  
            - Nhóm 3  : Gà con (kêu chíp chíp chíp)
* NĐK Đưa tay chỉ vào nhóm nào, thì nhóm đó phải đồng thanh kêu lên theo tiếng kêu của mình; NĐK Có thể thay đổi nhóm liên tục và càng lúc càng nhanh lên. Nhóm nào kêu không đều, hay chậm sẽ bị loại.
53. Hòa Tấu
(chia làm 4 nhóm bằng nhau)
1. Nhóm đàn : Tình tính tình, tình tính tang, tình tính tình tính tang tang tình. 
2. Nhóm kèn  : Tò tí tò, tò tí te, tò tí tò tí te te tò.
3. Nhóm trống : Tùng cắc tùng, tùng cắc cheng, tùng cắc tùng, cắc cheng cheng tùng.
4. Nhóm đàn cò : Ò í ò, ó í e, ò í ò í e e ò.
* NĐK đứng giữa vòng, chỉ vào bất cứ nhóm nào, nhóm ấy phải hòa tấu lên giai điệu của mình. Có thể hát bài Hòa tấu.

0 comments:

Post a Comment